Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg

Câu hỏi :

Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg, thúng ngô nặng 20 kg. Đòn gánh có chiều dài l,5 m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng, khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh lấy g = 10 m/s2.

A. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.

B. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.

C. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.

D. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Gọi d1 là khoảng cách từ điểm treo thúng gạo đến vai, với lực:

P = m1g = 30.10 = 300 (N)

d2 là khoảng cách từ điểm treo thúng ngô đến vai: d2 = 1,5 – d1, với lực:

P2 = m2g = 20.10 = 200 (N)

Áp dụng công thức:

P1.d1 = P2.d2 Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg (ảnh 1) 300d1 = (1,5 – d1).200 Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg (ảnh 2) d1 = 0,6 (m ) Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg (ảnh 3) d2 = 0,9 (m)

Vì hai lực song song cùng chiều, nên hợp lực tác dụng vào vai là

F = P1 + P2 = 300 + 200 = 500 N

Copyright © 2021 HOCTAP247