Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề ôn tập hè môn Địa lý 12 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân

Đề ôn tập hè môn Địa lý 12 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân

Câu 1 : Nước ta nằm ở vị trí như thế nào?

A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

B. rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

C. trung tâm châu Á

D. phía đông Đông Nam Á

Câu 2 : Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là gì?

A. Đồng bằng

B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Câu 3 : Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là gì?

A. Động đất, bão và lũ lụt.

B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn.

C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

D. Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Câu 4 : Biển Đông là biển bộ phận của đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Bắc Băng Dương

Câu 5 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi yếu tố nào?

A. vị trí địa lí.

B. vai trò của biển Đông.

C. sự hiện diện của các khối khí.

D. hình dạng lãnh thổ.

Câu 6 : Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là gì?

A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông.

B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi.

C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp.

D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi.

Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do đâu?

A. cháy rừng do thời tiết khô hạn.

B. khai thác quá mức.

C. công tác trồng rừng chưa tốt.

D. chiến tranh lâu dài.

Câu 8 : Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta là gì?

A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9 : Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau những quốc gia nào?

A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Câu 10 : Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là gì?

A. thiếu tác phong công nghiệp.

B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.

D. số lượng lao động quá đông.

Câu 11 : Đô thị cổ đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Phú Xuân.

B. Phố Hiến.

C. Cổ Loa.

D. Tây Đô.

Câu 12 : Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta như thế nào?

A. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.

B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.

C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I.

D. Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 14 : Đâu không phải là vai trò của sản xuất lương thực?

A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân.

B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

C. Cung cấp lâm sản.

D. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

Câu 15 : Hai tỉnh nào chiếm gần một nửa diện tích mặt nước đã sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

A. Cà Mau, Kiên Giang.

B. Bạc Liêu, Bến Tre.

C. Cà Mau, Bạc Liêu.

D. Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Câu 16 : Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là gì?

A. Bò sữa.

B. Cây công nghiệp ngắn ngày.

C. Cây công nghiệp lâu năm.

D. Gia cầm.

Câu 17 : Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở yếu tố nào?

A. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

C. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

D. Các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 18 : Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là gì?

A. than đá.

B. dầu nhập nội.

C. khí tự nhiên.

D. năng lượng mặt trời.

Câu 19 : Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp?

A. Có ranh giới địa lý xác định.

B. Chuyên sản xuất công nghiệp.

C. Không có dân cư sinh sống.

D. Đồng nhất với một điểm dân cư.

Câu 20 : Vận chuyển đường ống nước ta phát triển gắn liền với ngành công nghiệp nào sau đây?

A. khai thác và chế biến dầu khí.

B. khai thác và chế biến khoáng sản.

C. công nghiệp điện.

D. chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 21 : Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế là gì?

A. Khu vực Nhà nước.

B. Khu vực ngoài Nhà nước.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

D. Khu vực tư nhân, tập thể.

Câu 22 : Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Thượng Lào.

C. Campuchia.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 23 : Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Bắc Giang.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Câu 26 : Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

A. Giáp biển Đông.

B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.

C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

D. Nằm sắt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 28 : Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với địa điểm nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Vịnh Thái Lan.

C. Tây Nguyên.

D. Campuchia.

Câu 29 : Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển như sau:

A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.

B. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 30 :  Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là gì?

A. quặng bô –xit.

B. dầu khí.

C. sinh vật biển.

D. đất đỏ badan.

Câu 31 : Nước nào sau đây nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương?

A. Lào

B. Campuchia

C.  Việt Nam

D. Mi-an-ma

Câu 32 : Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở đặc điểm nào?

A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Câu 33 : Đâu không phải khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi?

A. lũ quét.

B. nhiễm phèn.

C. sạt lở đất.

D. xói mòn.

Câu 35 : Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là gì?

A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn.

B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

C. Trong năm, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Câu 37 : Do hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta như thế nào?

A. phân hóa đa dạng

B. phân hóa theo chiều Bắc – Nam

C. phân hóa Đông – Tây

D. phân hóa theo độ cao

Câu 38 : Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.

C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.

Câu 39 : Đâu là nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm?

A. cháy rừng vì sét đánh.

B. công tác trồng rừng chưa tốt.

C. chiến tranh lâu dài.

D. khai thác quá mức.

Câu 40 : Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là gì?

A. Tây Bắc.

B. Nam Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Miền Trung.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247