Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Nêu ba hàng rào bảo vệ cở thể của bạch...

Nêu ba hàng rào bảo vệ cở thể của bạch cầu câu hỏi 78490 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nêu ba hàng rào bảo vệ cở thể của bạch cầu

Lời giải 1 :

3 hàng rào bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu:

+ Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

+ Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

+ Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết protein đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm

 
 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án

  • Bạch cầu đơn nhân: 5 - 12% các tế bào bạch cầu là bạch cầu đơn nhân. Chúng có thời gian sống dài hơn các loại bạch cầu khác và có vai trò ‘dọn dẹp’ các tế bào đã chết và chống lại vi khuẩn.
  • Tế bào lympho (tế bào lympho T và tế bào lympho B): Tế bào lympho cũng rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Tế bào lympho T có vai trò trực tiếp tiêu diệt một số vật lạ trong cơ thể người. Tế bào lympho B đóng vai trò trong quá trình miễn dịch dịch thể bằng cách sản xuất ra các kháng thể có khả năng “ghi nhớ” các vật gây nên nhiễm trùng và nhận diện lần tiếp theo việc nhiễm trùng này xảy ra.
  • Bạch cầu trung tính: Khoảng 50% của các tế bào bạch cầu là bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính thường là các tế bào đầu tiên phản ứng khi có vật lạ xâm nhập vào cơ thể người như vi khuẩn hoặc vi-rút. Chúng cũng có vai trò gửi tín hiệu cảnh báo đến các tế bào khác trong hệ miễn dịch để kịp thời xử lý các vật lạ. Thời gian sống của bạch cầu trung tính chỉ kéo dài khoảng 8 tiếng, tuy nhiên cơ thể người tạo ra 100 tỷ tế bào bạch cầu trung tính mỗi ngày.
  • Bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan có vai trò chống lại các viêm nhiễm được gây ra do các loại ký sinh trùng (như giun sán). Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của bạch cầu ái toan là chống lại các vật lạ có thể gây nên các phản ứng dị ứng. Bạch cầu ái toan chỉ chiếm 5% các loại bạch cầu và có nồng độ cao trong đường tiêu hoá.
  • Bạch cầu ái kiềm: Vai trò quan trọng nhất của bạch cầu ái kiềm là trong bệnh hen suyễn. Chúng tiết ra các hoá chất như histamin để hỗ trợ cơ thể có phản ứng phù hợp với các vật lạ.
  •  

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247