* Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo thế mạnh khác nhau của từng vùng.
=> Là các nhân tố tiền đề cơ bản ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp.
* Các nhân tố kinh tế - xã hội.
- Dân cư và lao động::
+ Nước ta có số dân đông, nhu cầu, thị hiếu có nhiều thay đổi
+ Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng:
+ Trình độ công nghiệp thấp, chưa đồng bộ
+ Chỉ phân bố tập trung ở một số vùng
+ Cơ sở hạ tầng đang từng bước cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.
- Chính sách phát triển công nghiệp:
+ Chính sách công nghiệp hóa và chính sách đầu tư
+ Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.
- Thị trường:
+ Ngày càng mở rộng và đang cạnh tranh quyết liệt
+ Sức ép trên thị trường xuất khẩu.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247