Trang chủ Công Nghệ Lớp 10 TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đất mặn sau khi bón vôi...

TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần: A. Trồng cây chịu mặn. B. Bón bổ sung chất hữu cơ. C. Bón nhiều phân đạm, kali. D. Tháo nước để r

Câu hỏi :

TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần: A. Trồng cây chịu mặn. B. Bón bổ sung chất hữu cơ. C. Bón nhiều phân đạm, kali. D. Tháo nước để rửa mặn. Câu 2: Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính gồm mấy bước: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 3: Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là: A. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao. B. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm. C. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân. D. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm. Câu 4: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là: A. Có trị số nhân giống thấp. B. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền. C. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu D. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền. Câu 5: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào: A. Sản xuất đại trà. B. Trồng, cấy. C. Sản xuất. D. Phổ biến trong thực tế. Câu 6: Độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình thành do? A. Được bón đầy đủ phân hóa học. B. Được cày xới thường xuyên. C. Thảm thực vật tự nhiên. D. Được tưới tiêu hợp lí. Câu 7: Phân có tác dụng cải tạo đất: A. Phân Hóa học. B. Phân lân. C. Phân vi sinh. D. Phân hữu cơ, phân vi sinh. Câu 8: Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là. A. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. B. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu. C. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất. D. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ Câu 9: Đất có phản ứng kiềm khi trong dung dịch đất có nồng độ A. H+ = OH- B. H+ OH- Câu 10: Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do: A. Con người bón phân. B. Con người cày sâu. C. Kết quả hoạt động sx của con người. D. Con người chăm sóc. Câu 11: Độ chua tiềm tàng là do yếu tố nào gây nên? A. Al 3+ trên bề mặt keo đất gây nên B. H+, Al 3+ trên bề mặt keo đất gây nên C. H+ trong dung dịch đất gây nên D. H+ trên bề mặt keo đất gây nên Câu 12: Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là. A. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. B. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu. C. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ. D. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất. Câu 13: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng? A. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV. B. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua. C. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. D. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất. Câu 14: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là: A. Tính toàn năng của tế bào B. Sự phân hóa tế bào C. Sự phản phân hóa tế bào D. Tính toàn năng, khả năng phân hóa và phản phân hóa Câu 15: Phân hóa học là loại phân: A. Có chứa các loài VSV. B. Được SX theo quy trình công nghiệp. C. Loại phân sử dụng tất cả các chất thải. D. Loại phân hữu cơ vùi vào đất. Câu 16: Tác dụng của biện pháp công trình để cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là: A. Tận dụng được lớp đất mặt giầu dinh dưỡng rửa trôi từ đỉnh dốc xuống. B. Tăng độ che phủ lớp đất mặt, chống rửa trôi. C. Tạo được hệ thống tưới tiêu hợp lí. D. Giảm độ dốc của địa hình và vận tốc dòng chảy của nước mưa lớn. Câu 17: Chọn câu trả lời đúng: A. Phân hoá học chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp. B. Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao. C. Phân hoá học khó tan nên dùng bón lót là chính. D. Phân hoá học dễ tan nên dùng để bón lót là chính. Câu 18: Loại phân nào dùng để bón lót là chính: A. Đạm. B. Phân chuồng. C. Kali. D. Phân NPK. Câu 19: Điểm khác biệt cơ bản trong thành phần phân vi sinh vật (VSV) cố định đạm và phân vi sinh vật chuyển hóa lân là: A. Phân VSV cố định đạm có chứa than bùn, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không. B. Phân VSV cố định đạm có chứa chất khoáng, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không. C. Phân VSV cố định đạm có chứa VSV nốt sần cây họ đậu, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không. D. Phân VSV cố định đạm có chứa VSV, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không. Câu 20: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu: A. Nitragin. B. Phân lân hữu cơ vi sinh. C. Photphobacterin. D. Azogin. II. TỰ LUẬN Câu 1: Vì sao bón phân hữu cơ có hiệu quả chậm hơn phân hóa học? Vì sao người ta thường dùng vôi để khử chua cho đất? Câu 2. Em hãy kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em. Dựa vào cách sử dụng phân hữu cơ, em hãy đưa ra biện pháp tạo phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt.

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247