Giair câu hỏi:
1) Sơ đồ lắp đặt được trình bày cụ thể vị trí chính xác từng linh kiện (bộ phận) từng mạch điện trong một thiết bị. Sơ đồ lắp đặt : Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện.
3)Chấn lưu hay còn gọi là tăng phô, là một thiết bị điện dùng để giới hạn dòng điện chạy trong mạch điện. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chấn lưu là trong đèn huỳnh quang, dùng để giới hạn dòng điện không quá cao đến mức có thể làm hỏng bóng đèn.
4)Sơ đồ nguyên lý :Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. ... Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện.
5)
1.Quy trình:
- Bước 1: vạch dấu.
- Bước 2: Khoan lỗ.
- Bước 3: Nối dây
- Bước 4: Lắp thiết bị điện của bảng điện.
- bước 5: Kiểm tra.
2. -mạng điện lắp đặt nổi là mạng điện mà dây dẫn được lắp đặt nổi trên cá vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà,...
-mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong ống trong các rãnh ngầm trong tường, trần, sàn bê tông
Ưu điểm:
+Lắp đặt kiểu nổi:- Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật và tránh được các tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
- Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi bị sự cố.
+Lắp đặt kiểu ngầm:- Vừa tiết kiệm không gian lắp đặt, vừa đảm bảo mỹ quan.
- Đảm bảo an toàn điện và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm:
+Lắp đặt kiểu nổi:- Nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt.
- Khó lắp đặt với kiểu nhà có kiến trúc phức tạp.
+Lắp đặt kiểu ngầm:- Lắp đặt dây dẫn điện thường phải tiến hành song song khi xây lắp nhà ở.
- Khó kiểm tra, sửa chữa và khó thay thế khi bị sự cố.
câu 3 mk ko chụp được mk gợi í bạn cách vẽ nha
Bước 1: vẽ đường nguồn dây
Bước 2: Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điểm
Bước 4: Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí
6)
Ta phải làm sạch lõi bằng giấy ráp (giấy nhám) để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện.
7)
Yêu cầu của mối nối
Dẫn điện tốt
Có độ bền cơ học cao
An toàn điện
Đảm bảo về mặt mĩ thuật
8)
Bước 1 : Bóc vỏ cách điện
Bước 2 : Làm sạch lõi
Bước 3 : Nối dây
Bước 4 : Kiểm tra mối nối
Bước 5 : Hàn mối nối
Bước 6 : Cách điện mối nối.
11) đặt mạch điện gồm 2 cầu chì 1 ổ cắm 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
12)Bảng điện chính có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện. Trên bảng điện thường lắp cầu dao, cầu chì, aptomat tổng. + Bảng điện nhánh có nhiệm vụ cung cấp điện tới các đồ dùng điện như tivi, tủ lạnh… Trên đó thường lắp cầu chì, công tắc, ổ lấy điện.
13)Cầu chì phải được lắp trên dây nóng vì: ... Làm vỏ dây điện bị nóng chảy, có khả năng chập điện gây cháy nổ. Đồng thời đồ dùng điện vẫn được nối với dây pha vì vậy không đảm bảo an toàn điện. Nếu cầu chì được nối với dây pha, khi có sự cố, cầu chì bị đứt, dây pha được ngắt khỏi thiết bị và đồ dùng điện không gây nguy hiểm. Đây nha bn
Chúc bạn hc tốt nhaaa^_^
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247