Trang chủ Tin Học Lớp 8 1- Trình bày cấu trúc chun của một chương trình...

1- Trình bày cấu trúc chun của một chương trình Pascal hoàn chỉnh?Nêu các từ khóa trong cấu trúc trên 2- Cho biết chức năng của lệnh + clrscr + write() + read

Câu hỏi :

1- Trình bày cấu trúc chun của một chương trình Pascal hoàn chỉnh?Nêu các từ khóa trong cấu trúc trên 2- Cho biết chức năng của lệnh + clrscr + write() + readln + writeln() + writeln(<giá trị thực>:n:m) + div + mod 3- Dữ liệu là gì? Trình bày tên kiểu của các kiểu dữ liệu và cho biết phạm vi giá trị của chúng? 4-Biến là gì?Nêu cú pháp khai báo biến và các thành phần của cú pháp?Ví dụ? 5-Hãy nêu quá trình giải bài toán trên Pascal 6-Nêu 2 cấu trúc rẽ nhánh của caauleenhj điều kiện If và cho biết các vấn đề liên quan đến 2 cấu trúc đó? Ví dụ từng cấu trúc? 7- Nêu cấu trúc của vòng lệnh lặp for.....to.....do và cho biết các vấn đề liên quan đến vòng lặp này GIÚP MÌNH VỚI Ạ

Lời giải 1 :

Câu 1: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần, đó là những phần nào? Phần nào là phần quan trọng nhất không thể thiếu được?

- Cấu trúc chung của chương trình gồm 2 phần:

+Phần khai báo: nằm đầu mỗi chương trình, là phần có thể có hoặc không, chứa các khai báo như: khai báo tên chương trình, tên thư viện, hằng,..

+Phần thân chương trình: nằm sau phần khai báo, trong cặp từ khóa begin và end, là phần bắt buộc phải có, chứa các lệnh để giải quyết bài toán.

- Phần quan trọng nhất không thể thiếu được là phần thân chương trình.

Câu 2: 

uses crt;

var a,b:byte; c:word; {Yêu cầu máy cấp phát các ô nhớ cho a,b,c:

begin

clrscr; {Xóa màn hình sạch sẽ}

write(‘a=’); {Viết a= và con trỏ chờ ngay sau dầu bằng đó}

readln(a); {Đưa số a gõ từ bàn phím cho đến khi gõ Enter vào thành dữ liệu ở ô nhớ a}

write(‘b=’);{Viết b= và con trỏ chờ ngay sau dầu bằng đó}

readln(b);{Đưa số b gõ từ bàn phím cho đến khi gõ Enter vào thành dữ liệu ở ô nhớ b}

c:=a+b; {Lấy ô nhớ a cộng ô nhớ b, kết quả lưu vào ô nhớ c}

writeln(‘Tong = ‘,c); {Viết “Tong = “ và nội dung khối nhớ c ra sau dấu bằng, rồi xuốngdòng}

readln {Chờ gõ Enter}

end. {Kết thúc}

câu 5:

Các bước để giải một bài toán trên máy tính:

+ Bước 1: Xác định bài toán: là xác định điều kiện đã cho (INPUT) và kết quả cần thu được (OUTPUT).

+ Bước 2: Mô tả thuật toán: diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần phải thực hiện.

+ Bước 3: Viết chương trình: Dựa vào thuật toán ở trên, viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình thích hợp.

Câu 4;  
Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Cú pháp:
            VAR < Tên biến >[,< Tên biến 2>,...] : < Kiểu dữ liệu >;
Ví dụ:
            VAR                x, y: Real;  {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real}
                                   a, b: Integer;  {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer}
Chú ý: Ta có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau:
            CONST          < Tên biến >: < Kiểu > = < Giá trị >;
Ví dụ:
            CONST           x:integer = 5;
Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. (Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng).
 Câu 6:

cấu trúc rẽ nhánh.

  • Xét các ví dụ:

 VD1: Chiều mai nếu trời không mưa thì Hùng đến nhà Tâm để học nhóm.

VD2: Chiều mai nếu trời không mưa thì Hùng đến nhà Tâm để học nhóm, nếu trời mưa thì Hùng gọi điện cho Tâm trao đổi.

- Cách diễn đạt Nếu…thì… ở VD1 thuộc dạng thiếu.

- Cách diễn đạt Nếu…thì, nếu không… thì… ở VD2 thuộc dạng đủ.

- Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.

  • Xét bài toán: Giải phương trình bậc 2:

ax2 + bx + c = 0

 Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh:

hiểu câu lệnh if-then.

  • Dạng thiếu:

         if <điều kiện> then <câu lệnh>;

  • Dạng đủ:

  if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

* Ôi đuối quá @@ Này lớp 8 hay lớp 11 mà mình tìm toàn ra lớp 11

Thảo luận

-- Câu hình như lạc đề thì phải đó bạn Câu 2+6 chưa hiều ạ

Lời giải 2 :

1. 

<Phn khai báo>

uses <khai báo thư viện>

var <khai báo biến> 

<Phn thân>

begin

end.

2.

+ clrscr: xóa màn hình

+ write(): in màn hình

+ readln: di chuyển con trỏ tới dòng tiếp theo thay vì kết thúc chương trình

+ writeln(): in màn hình rồi xuống dòng

+ writeln(<giá trị thực>:n:m): in màn hình cách n đơn vị, giới hạn m số sau dấu phẩy

+ div: chia lấy phần nguyên

+ mod: chia lấy phần dư

3. Dữ liệu là một giới hạn giá trị của một biến trong Pascal

Integer -32768..32767

Longint -2147483648..2147483647

Byte 0..255

4.  Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

var <tên biến> : <kiểu dữ liệu>;

vd: var a : longint;

6. 

Dạng thiếu

if <điều kiện> then <câu lệnh>;

Dạng đủ 

if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

7.

for <biến> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh> ;

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247